Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Các bậc cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cần thiết để giữ cho trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn.
 Chế độ sinh hoạt
- Không nên mớm thức ăn cho trẻ.
- Nên vệ sinh cho trẻ hàng ngày, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ trước và sau khi ăn.

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ


- Các loại đồ chơi của trẻ cần được lau sạch hằng ngày, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi...
- Nên sử dụng riêng khăn ăn, khăn tay và các dụng cụ ăn cho trẻ.
- Hàng ngày các bà mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Khi chế biến thức ăn, các mẹ nên rửa tay sạch sẽ.
   Trước khi bế trẻ nên vệ sinh tay thật sạch sẽ.
- Nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
- Để tránh những bệnh dịch hè như sốt xuất huyết nên cho trẻ nằm màn.
- Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát và sáng màu.
- Cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời và cách ly trẻ mắc bệnh.

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ

- Mùa hè nóng bức, cơ thể của trẻ thường bị thiếu nước, chính vì vậy các bà mẹ nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ hàng ngày. Hãy đảm bảo lượng nước được đun sôi để diệt sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước chanh, các loại trái cây để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ.
-  Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật.
- Hàng ngày nên tắm gội, giữ vệ sinh cho trẻ. Đặc biệt chú ý rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn. Với trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, phải rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Chế độ ăn uống

Trẻ đang trong quá trình phát triển, chính vì vậy các mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ như: vitamin, protein, sắt, kẽm, canxi, magie, chất xơ, đồng, chất béo…  
- Hàng ngày nên cho trẻ ăn một thực đơn hợp lý và khoa học. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều cũng như cho trẻ ăn quá ít.Nên hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ động vật vì nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Bổ sung các loại cá, thịt, đậu đỗ, những thực vật có củ.
- Cho trẻ ăn các loại hoa quả tươi để đảm bảo đầy đủ vitamin, khoáng chất…
- Mỗi ngày nên cho trẻ uống từ 1 đến 1,5 lít/ngày (bao gồm sữa, nước trái cây, nước lọc…)
- Không nên mua các loại đồ ăn chế biến sẵn ngoài vỉa hè cho trẻ ăn, vì thức ăn bán ở vỉa hè thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng không nên cho trẻ ăn đồ cay, hạn chê các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, đường… Khuyến khích trẻ ăn rau, hoa quả rất tốt cho sức khỏe.
6 giá trị đạo đức cha mẹ phải dạy con
Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.
Giáo dục những giá trị đúng đắn về đạo đức cho con là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ. Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Chỉ có kinh nghiệm và những lời khuyên kịp thời của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới có thể tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách tốt ở con ngay từ khi còn bé.
1. Không nói dối
Một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà cha mẹ nên dạy con của mình là không bao giờ được nói dối. Để con hình thành thói quen chỉ nói sự thật ngay từ khi con bé, các mẹ hãy nói với con mình rằng: Nói ra sự thật có thể khó khăn hơn một chút xíu, nó có thể khiến người khác buồn nhưng chỉ trong chốc lát. Và việc nói sự thật là hành động luôn được mọi người khen ngợi. Còn đối với những lời nói dối, có vẻ là điều dễ dàng nhưng cuối cùng hành động đó sẽ khiến con bị phạt.
Giáo dục những giá trị đúng đắn về đạo đức cho con là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ
Các mẹ cũng nên giải thích bản chất của việc nói dối cho trẻ nghe. Nếu không được giáo dục ngay từ bé, ban đầu trẻ có thể chỉ nói những lời nói dối vô hại, lời nói dối trong phút ngẫu hứng nhưng về sau thói quen nói dối sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn nhằm che đậy lỗi của mình. Cho nên trong từng hoàn cảnh cụ thể, hãy nói cho trẻ biết mức độ và tính nghiêm trọng của việc nói dối để con luôn là người trung thực.
2. Không ăn cắp
Ăn cắp là một hành động xấu. Do đó, dạy con của mình nói không với việc ăn cắp cũng là một trong những giá trị đạo đức cơ bản nhất cha mẹ nên tạo ra trong con người trẻ. Dù chỉ là ăn cắp một cây bút chì của bạn, hay lấy trộm vài đồng tiền lẻ… thì bạn cũng nên cho con biết ăn cắp là một trong những hành vi không được phép vì vi phạm đạo đức.
Để con trở thành người ứng xử đúng đắn với đồ vật của người khác, các mẹ hãy: Dành thời gian trao đổi với con về hành động lấy trộm đồ, từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Hãy chứng minh cho con thấy rằng khi có hành vi ăn cắp sẽ phải đối diện với hình phạt nặng. Ngoài ra mẹ cũng nên dạy con cách để có được thứ mình muốn như: hỏi mượn bạn, đề xuất với bố mẹ để được thưởng khi đạt điểm tốt/ ngoan…
3. Xin lỗi khi sai
Tạ lỗi trước người khác không chỉ là một giá trị đạo đức mà đó còn là nghi thức cơ bản mà đứa trẻ nào cũng cần phải được dạy dỗ. Bởi khi cha mẹ dạy con điều này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi làm điều gì đó không đúng. Khi cha mẹ dạy trẻ biết nhận khuyết điểm khi sai, trẻ sẽ biết mình sai ở đâu và cha mẹ cũng không rơi vào tình huống ép buộc con phải nói xin lỗi trong khi trẻ không muốn/ không nhận ra sai lầm của mình.
Các bậc cha mẹ phải dạy con rằng việc xin lỗi người khác là hành vi cần thiết và quan trọng không chỉ đề thừa nhận việc mình sai, cam kết không phạm lại lỗi, mà còn để được tha thứ cho hành động mình đang hối hận. Việc dạy con biết xin lỗi vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp trẻ có tính khiêm nhường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý đến độ tuổi của trẻ mà đưa ra những lời giải thích phù hợp. Đó cũng là cách giúp trẻ từ từ nhận ra tại sao việc xin lỗi là vô cùng cần thiết.

4. Dạy trẻ trở thành người hữu ích và hào phóng
Trẻ con giống như một tờ giấy trắng, và việc bố mẹ tô vẽ thế nào lên tờ giấy trắng đó phần lớn sẽ quyết định hình thành tính cách – đạo đức con người của trẻ về sau. Việc dạy con trở thành một người có ích và hào phóng sẽ tốt cho cuộc sống và hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ đúng đắn cho trẻ đối với vai trò của mình.
Đây là một giá trị đạo đức mà tốt hơn hết là cha mẹ dạy cho con bằng hành động chứ không phải bằng lời. Bởi vậy, để con trở thành một người hữu ích và hào phóng với mọi người thì bản thân bố mẹ phải là người trao cho trẻ những giá trị đó ngay từ khi còn nhỏ. Nếu con trẻ bắt gặp bố mẹ mình đối đãi hào phóng và là một người có ích với mọi người, chắc chắn trẻ sẽ học theo.
Cha mẹ cũng có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về sự việc đang diễn ra trước mắt để con có thể hiểu tầm quan trọng của một người sống hữu ích, có ý nghĩa.
5. Thận trọng suy xét
Thận trọng xem xét trước khi đưa ra quyết định nào đó là việc quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần phải dạy con qua lời và hành động. Hãy trở thành một người thầy thông thái của chính con mình và chỉ cho chúng những kinh nghiệm cuộc sống để giúp trẻ học cách đưa ra quyết định, phải lựa chọn giữa những gì được xem là đúng – sai về mặt xã hội. Ban đầu, đối với trẻ việc này có thể hơi phức tạp nhưng khi lớn lên, con bạn sẽ suy nghĩ về giá trị đạo đức này mà cha mẹ đã dạy mình từ khi còn nhỏ.
Việc định hướng trẻ thận trọng xem xét vấn đề trước khi đưa ra quyết định góp phần giúp trẻ hình thành thói quen đánh giá vấn đề chính xác và đúng đắn nhất, tránh tình trạng phải hối hận vì xử lý hấp tấp, vội vàng.
6. Không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai
Đây là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải dạy cho con của mình. Cho dù là hành động vô ý thì việc khiến ai đó bị tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Vì thế, hãy giải thích cho con hiểu việc làm người khác đau buồn không có gì là tốt đẹp. Giải thích cho con thấy một khi mình đối xử với người khác như vậy thì lúc nào đó chính bản thân con cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Cha mẹ cần giúp con hiểu được giá trị của sự đồng cảm, chia sẻ. Đánh động lòng trắc ẩn của con với nỗi đau của người khác. Một khi dạy con được giá trị đạo đức này, khi lớn lên, con sẽ biết tôn trọng cuộc sống của chính mình và của người khác. Dẫn đến không có những hành động sai lầm, ích kỉ, nông nổi.
Theo Suckheodoisong
(


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét